Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tuỳ bút
Chủ đề:
50 năm qh30t4đ
Tác giả: MĐ
Út Bạch Lan/E22
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Nếu biết
cuộc đời là hữu phùng hữu biệt
Thì tôi xin như mây trắng mãi ngàn phương
Nếu biết cuộc đời là sầu đa lạc thiểu
Sao chân cầu còn lưu
luyến nước trường giang?
Ai đã qua sông còn ngoảnh vời cố
quận
Thiên lãng xa, ải nhạn hướng đâu tìm.
Nếu lấy mốc thời gian khởi điểm là năm
2025 để viết “Năm Mươi Năm Nhìn Lại” thì phải nghĩ ngay đến
năm 1975 cùng với tháng tư đen, cái năm đã phủ đất nước một
màu tang đầy oan khiên nghiệt ngã.
Vài ba thập niên
về trước, đã có hàng trăm cây bút trong nước cũng có, hải
ngoại cũng có đã viết những bài viết có tựa đề là “hai mươi
năm, hay ba mươi năm, hoặc bốn mươi năm nhìn lại”. Hầu hết
những bài viết này chỉ đặt trọng tâm vào ngày 30/4/1975, mổ
xẻ, tìm kiếm, truy cập nguyên nhân sâu xa nào đã khiến miền
Nam thất thủ để rồi trở thành kẻ thua cuộc... hàng trăm hàng
ngàn nguyên nhân không có nguyên nhân nào giống nguyên nhân
nào, trong khi 50 trôi qua, nguyên sâu xa tại sao miền Nam
Việt Nam sụp đổ trước họng súng AK47 của bọn khỉ rừng vẫn
còn là một hồ sơ chưa được giải mã, tương tự như hồ sơ của
Cố Tổng thống John F. Kennedy năm 1973.
Cho đến nay,
một giả thuyết khả tín nhất là “Mỹ bàn giao Việt Nam cho
Cộng sản”. Bàn giao cho Cộng sản nào? Cộng sản Bắc Kinh hay
Cộng sản Mạc Tư Khoa? Câu trả lời quá rõ rệt. Năm 1975, Nga
vào Sài Gòn chứ không phải Tàu. Ba (3) năm sau, Cộng sản
Việt Nam đánh Cộng sản đàn em Campuchia cướp phá đất nước
này tanh bành. Năm sau đó 1979, Cộng sản Tàu đàn anh đánh
thằng Cộng sản đàn em te tua vì tội vong ân bạc nghĩa phản
sư môn. Mỹ tọa sơn nhâm nhi Trảm Mã Trà quan hổ đấu. Vậy thì
Mỹ “thắng” hay “thua”, Mỹ thiệt hay Mỹ có lời trong chiến
tranh Việt Nam. Đúng là “Ngư Ông Hưởng Lợi”, buông con cá
lóc được cả hai con cá mập.
Bây giờ là tháng tư năm
2025, mùa xuân giờ đây đã ngập tràn phố chợ. Mới ngày nào,
tôi vẫn còn cảm nhận được cái lạnh của những cơn gió bấc
miên man trên da thịt. Vậy mà giờ đây, những cơn gió ấy lại
nhẹ nhàng nhường chỗ cho những tia nắng ấm áp, xuyên qua
từng khe lá, trải dài trên từng con phố nhỏ. Đó là ánh nắng
của ngày mới, là ánh nắng của mùa xuân. Trong không khí mùa
xuân ngập tràn ấy, chúng ta ai ai cũng cảm nhận được hương
xuân nhè nhẹ trên những cánh đồng, trên từng con phố, góc
nhà, hòa vào dòng người hối hả mưu sinh. Hơi ấm ấy lan tỏa
khắp không gian bao la, làm cho vạn vật như chợt bừng tỉnh
sau một giấc ngủ đông dài và buốt giá. Giữa những sự thay
đổi nhẹ nhàng từ tốn của thiên nhiên vạn vật, người người ai
ai cũng hăng hái và thích thú với những dự tính tốt đẹp cho
năm mới, nhưng cũng không khỏi hối tiếc về một điều nào đó
trong năm cũ. Có những điều không nên làm mà chúng ta đã
làm. Có những điều đáng làm, nên làm nhưng chúng ta không
làm, để rồi thời gian trôi qua không còn cơ hội để làm nữa.
Nếu dừng lại suy nghĩ một thoáng chốc, chúng ta thấy
rằng đời sống chỉ là những ngày tháng năm kết hợp lại. Những
ngày, tháng, năm đó được gọi là chung là “Thời Gian”.
Đời sống chính là thời gian, thì giờ. Mà thời gian thì
có tính khách quan, vĩnh cửu, và vô tận, không có khởi điểm
cũng không có chung điểm, chỉ có một chiều từ quá khứ đến
tương lai.
Vậy... khi nói đến thời gian là nói đến ba
giai đoạn: những ngày tháng năm đã qua (Quá Khứ), những ngày
tháng năm ngay bây giờ (Hiện Tại), và những ngày tháng năm
sắp tới (Tương Lai). Cuộc đời của mỗi một con người ai ai
cũng có một quá khứ, một hiện tại, và một tương lai. Dù bất
cứ ở cấp độ tuổi tác nào, thì con người đang sống thì chỉ
sống với hiện tại, quá khứ thì thường ôn lại, tương lai thì
thường trong dự tính.
Vậy thì “Năm
Mươi Năm (50) Nhìn Lại”
có phải chúng ta đang ôn lại quá khứ hoặc đi tìm một dĩ vãng
xa xôi nào đó đã nhạt nhòa trong tiềm thức hay tri thức của
mình trên một quãng đường dài mất hơn nửa đời người hay hơn
nửa thế kỷ, kể từ năm 1975. Trong quãng đường dài này, có
bao nhiêu chặng đường hay đoạn đường ngắn ngủi đã ghi lại
dấu ấn ăn sâu hằn vết vào ký ức của mình? Như hành trình dài
của một đoàn tàu phải ghé qua bao nhiêu ga lớn ga nhỏ, ga
chính ga phụ...
Nào bây giờ chúng ta hãy cùng nhau
nhìn lại năm mươi năm
(50) hay năm (5) Thập Niên
vừa qua đã qua.
Thập Niên 1975
Năm 1975, năm mà cả một dân tộc của chúng ta phải phủ
một màu tang, đau buồn, và kham chịu chứng kiến “Đôi dép râu
giẵm nát đời son trẻ. Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai”.
Tháng Tư năm 1975 mang một cái tên oan khiên nghiệt ngã
là “Tháng Tư
Đen”,
ngày tất cả người dân ở miền Nam Việt Nam phải đổi kiếp. Chỉ
một đêm, sáng bừng mắt dậy bỗng thấy mình tay không, mất
hết, mất hiện tại, và mất cả tương lai. Chỉ vài ngày sau đó,
cả một cuộc đời trong quá khứ như bị xóa hết để trở thành
những người khốn khổ trắng tay. Một số phải rời bỏ quê hương
để rồi từ đó đôi ngã chia ly nghìn trùng xa cách quê cha đất
tổ. Số còn kẹt lại bị trù dập, trăm cay nghìn đắng, đau đớn,
và thảm hại nhất là những người sau bao năm dài bị đọa đày
dưới chín tầng địa ngục “Đầm Đùn”, khi trở về thì nhà của
mình là nhà của cán bộ Cộng sản, vợ của mình là vợ của kẻ
thù của mình, con của mình trở thành ma cô đĩ điếm lang
thang đầu đường xó chợ. Mười năm nhà tan cửa nát, cha mẹ vợ
con anh em ly tán, bè bạn đồng nghiệp, đồng môn như đàn ong
vỡ tổ, bầy én lạc bầy, những tổ chức xã hội, tương tế, cứu
trợ như những con thuyền lạc hướng.
Đất nước mình trải qua ngàn
dâu bể
Máu anh hùng thấm đẫm chữ TỰ DO
Hồn sông núi
cuộn mình trong đau đớn
Chúng rước giặc về đào xới mả cha
ông
Năm mươi năm, người lính buồn xa xứ
Tủi nhục
nào vẫn uất nghẹn từng đêm
Ngày gãy súng là trời long đất
lở
Đi miệt mài... chẳng trở lại quê hương
Người
lính chờ một ngày về chốn cũ
Trong thanh bình trong hạnh
phúc ấm no
Tôi ôm bạn mừng hai chữ TỰ DO
Ôi! Hạnh
phúc... chờ một ngày đổi mới...
–(Phi Loan Hoàng Thị Cỏ
May – 8/4/2015)
Thập Niên 1985
Người lính chờ
một ngày về chốn cũ đã mười (10) năm, nhưng vẫn “Hữu quan
nan trở mộng gia hồi” và vẫn “Vô dược khả y ưu quốc bệnh”.
Từ năm 1985, những người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng sản
đã mau chóng khắc phục và hòa nhập vào dòng sinh hoạt nhân
sinh xã hội Hoa Kỳ. Hầu hết sau 10 năm nhọc nhằn gian khổ,
họ đã an cư lạc nghiệp, thành đạt thăng tiến trên bước đường
tương lai một cách đáng ca ngợi.
Chim xa bầy còn
thương tổ ấm, huống chi người... Họ đi tìm nhau với đầy ngập
tình “đồng hương, đồng nghiệp, đồng môn, đồng chí hướng...”.
Thế rồi từ đó, dần dần xuất hiện các hội ái hữu, các hội
đoàn quân đội, các tổ chức sinh hoạt cộng đồng. Tinh thần ái
quốc bùng phát tự trong tâm tư của mỗi một con người lưu
vong xa xứ, để rồi cũng từ đó nảy sinh ra các tổ chức mang
tên “Phục Quốc”. Mặt Trận Giải Phóng này, Phong Trào Phục
Quốc kia, Tổ Chức Kháng Chiến nọ... nở rộ như hoa mai ngày
tết. Tất cả đều chung một chí hướng “Diệt Trừ Cộng sản –
Giải Phóng Quê Hương”, hàng chục đoàn tàu “Giải Phóng” hăm
hở lên đường, con đường đi không bao giờ đến. Cùng một điểm
hẹn, nhưng mỗi đoàn tàu có một hướng đi riêng rẽ không có sự
chỉ đạo kết hợp thống nhất, người thì mượn đường Thái Lan để
xâm nhập, kẻ thì lo lót tiền bạc để mua quan chức địa phương
dọc theo biên giới Việt–Lào để dung chứa vài ba chục “kháng
chiến quân” từ Mỹ về, chụp hình, phô trương quảng bá rầm rộ
để quyên tiền người “yêu nước”... và cũng để rồi từ đó tự
tan biến dần vào sự bất tín và quên lãng của những người yêu
Quê Hương yêu Tổ Quốc chân chính. Ngày nay, bất cứ ai khi
nghe nhắc đến “kháng chiến”, ai ai cũng lắc đầu “khiến
chán!!!”, và ngậm ngùi thương xót cho những người vì chính
nghĩa mà hy sinh một cách mù quáng qua tay những tay ma đầu
chính trị hoạt đầu, hoặc những tên lường gạt bất lương đã
bán linh hồn cho quỷ.
Năm 1979, chính phủ Hoa Kỳ
thành lập chương trình ODP (Chương Trình Khởi Hành Có Trật
Tự – Orderly Departure Program). Trong khoảng từ năm 1979
đến 1999 (10 năm), chương trình ODP và HO (humanity
Operation) có hơn 500,000 người Việt Nam đã nhập cảnh Hoa Kỳ
theo hai chương trình này. Theo báo cáo của văn phòng “đặc
nhiệm theo dõi lý lịch” của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Về Người
Tị Nạn (UNHCR) thì trong số năm trăm ngàn người Việt Nam đã
nhập cảnh Hoa Kỳ có khoảng từ 20% đến 30% là nhân viên tình
báo phản gián hải ngoại của Phủ Yết Kiêu đã giả dạng trà
trộn vào chương trình này để chính thức nhập cư Hoa Kỳ.
Trong thập niên này có những ngôn từ đất nước mình “ngộ”
quá phải không “nị”.
Xin trích dẫn vài đoạn về bài
“Thơ Chua Lòm” dân gian được xem như những bài đồng dao
trong thập niên 1985 ở Việt Nam, được những người hát dạo
hát một cách công khai tự nhiên dọc theo các “quán nhậu” vỉa
hè thành phố Sài Gòn.
Hết đường binh anh đi làm cán
bộ
không nhận hối lộ lấy cc... gì ăn....
Chiều
chiều trên bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng Bác, đĩ nhiều
hơn dân!
Ngày đi, đảng gọi “Việt gian”
Ngày về thì
đảng chuyển sang “Việt kiều”
Chưa đi: phản động trăm
chiều
Đi rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng.
Ngày
xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm.
(Mỹ–Tây)
Thanh “cha” (Tra) thanh mẹ, thanh gì?
Hễ
có phong bì thì nó “thanh kiu” (thank you)
Thập niên 1995
Ngày 11/7/1995,
Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Võ Văn Kiệt
tuyên cáo chung “bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai
quốc gia”, thế là từ đó “cụm từ” “khúc ruột ngàn dặm” xuất
hiện hàng ngày trên báo chí truyền thông truyền hình của
người Việt hải ngoại, và cũng để rồi từ đó phong trào “áo
gấm về làng” nở rộ như hoa đào nở tháng tư, có nhiều “Ông
Ho” qua Mỹ chưa có thẻ xanh mà đi về Việt Nam như đi chợ.
Giới truyền thông khuynh tả bắt đầu nhảy lên bàn độc, người
quốc gia giả dạng Cộng sản để “chửi” người quốc gia, người
Cộng sản giả dạng quốc gia để tố cáo Cộng sản. Về sinh hoạt
chính trị “phục quốc” thì xuất hiện nhiều “quái nhân” chính
trị hoạt đầu tự may áo long bào cho mình rồi tự xưng là “Thủ
tướng Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Cộng Hòa”, rồi nhân danh
Thủ tướng phong hầu khanh tướng cho những kẻ ham danh háo
vị. Không biết các chính phủ này hoạt động vận dụng thế lực
Cộng Đồng Quốc Gia Tỵ Nạn CS như thế nào mà chỉ vài năm sau
thiên hạ gọi họ là “Chính Phủ Của Chú Phỉnh”!!! Về mặt sinh
hoạt cộng đồng địa phương thì xuất hiện nhiều tổ chức được
gọi là “Cộng Đồng Toàn Quốc Hải Ngoại” hay “Cộng Đồng Vũ
Trụ”. Chủ Tịch và Ban Chấp Hành chỉ đếm đầu ngón tay bao gồm
vợ con và người ở. Về mặt sinh hoạt của các Hội Đoàn Quân
Đội thì có không biết bao nhiêu “Liên Hội Cựu Quân Nhân”,
“Tổng Hội Cựu Chiến Sĩ”, “Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị”,
“Tổng Hội HO”. Năm 2003 “Tập Thể Cựu Chiến Sĩ” của Tướng Lê
Minh Đảo ra đời. Những cái tên to như cái thùng rỗng, lại
nữa, chính những người đứng ra thành lập những tổ chức này
cũng không phân biệt được “Cựu Quân Nhân” và “Cựu Chiến Sĩ”
hoặc HO khác nhau như thế nào!
Trong bài diễn văn
khai mạc Đại Hội Toàn Quân lần đầu tiên (2003), Tướng Lê
Minh Đảo tuyên bố rằng “Đại
Hội Toàn Quân là một khúc quanh lịch sử, vì sau hơn 38 năm,
những người đã từng cống hiến cuộc đời và xương máu của mình
để bảo vệ tự do dân chủ, hạnh phúc cho đồng bào ruột thịt
của mình đến cuối Tháng Tư năm 1975, và mặc dù có thừa dũng
lược, nhưng họ đã bị bắt buộc phải buông súng một cách bất
đắc dĩ, rồi hứng chịu bao biến đổi đau thương của cuộc đời
theo vận nước. Họ chịu đủ mọi thiệt thòi trong cuộc sống,
nhưng tấm lòng họ vẫn luôn còn tại ngũ, và ngày hôm nay họ
đã quy tụ về đây để cùng nhau bàn chuyện chuyện nước chuyện
dân...”
Bàn
chuyện nước chuyện dân đâu không thấy chỉ thấy loay hoay bàn
chuyện cơ cấu nhân sự của tổ chức như Hội Đồng Chỉ Đạo, Hội
Đồng Đại Biểu, Ủy Ban Chấp Hành. Bao nhiêu chức vụ trong ba
cơ cấu này và có bao nhiêu người đảm nhận các chức vụ này.
Thiên hạ xầm xì rằng “Tập Thể Cựu Chiến Sĩ” này “có chức” mà
không có dân có quân. Thành lập hơn 20 năm qua, trải qua 3
đời “Chủ Tịch”, Lê Minh Đảo, Nguyễn Xuân Vinh, Hồ Văn Kỳ
Thoại rồi ai nữa sẽ kế tiếp để còn “bàn chuyện nước chuyện
dân!?” Tổ chức này đã từng tuyên bố rằng:
– “Cộng
đồng người Việt tị nạn Cộng sản đều vui mừng, tràn đầy hy
vọng khi Ðại Hội đã hình thành được một tổ chức quy tụ được
hầu hết các cựu quân nhân VNCH qua các đại diện, bầu ra được
một Hội Ðồng Chỉ Ðạo, một Hội Ðồng Ðại Biểu, một Ủy Ban Chấp
Hành có mặt từ tướng lãnh đến binh nhì, có mặt từ quân chủ
lực đến Ðịa Phương Quân và các lực lượng bán quân sự như
Cảnh Sát Quốc Gia, Xây Dựng Nông Thôn, và có mặt cựu quân
nhân của tất cả quân binh chủng khắp các châu lục và các
tiểu bang Hoa Kỳ.”
Những hoạt động mờ ám bất chính kèm theo những lời tuyên
bố thêu dệt láo lếu của các tổ chức hữu danh vô thực này
khiến cho những tổ chức chân chính mang tính chất ái hữu
đồng hương (cùng người tỵ nạn CSVN) hay đồng môn (cùng một
trường cùng một thầy), hoặc đồng nghiệp (cùng chung đời lính
hay cùng sở làm)... dần dần đi vào sự phân hóa tê liệt vì
bất đồng quan điểm giữa chính và tà của bọn con buôn chính
trị hoạt đầu này. Đau buồn nhất là các Hội Đoàn Quân Đội
thuần túy quốc gia (Đồng Môn) cũng chia hai xẻ ba, điển hình
nhất là Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia
Việt Nam. Trong khi đó thì Cộng sản Việt Nam:
Ngày xưa chửi Mỹ hơn người
Ngày nay nịnh Mỹ hơn mười lần xưa
Ngày xưa đánh Mỹ không
chừa
Ngày nay con cái lại lùa sang đây
Ngày xưa Mỹ
xấu, Ðảng hay
Ngày nay Ðảng ngửa hai tay xin tiền!
Thập Niên 2005
Thập niên dậu
đổ bìm leo, thập niên chó nhảy bàn độc, thập niên tự may áo
thụng vái nhau.
Hầu hết các bậc đàn anh thuộc
thế hệ 20 và 30 đã bước vào tuổi thất thập không còn muốn
bon chen danh vị hão huyền nữa, thế hệ 40 thì cũng đã quá
mệt mỏi cùng chán ngán vì chứng kiến quá nhiều hoạt cảnh bát
nháo nhiễu nhương của phường chèo “ăn cơm quốc gia thờ ma
Cộng sản”, một cách vô tình, tầng lớp thế này trở thành
thành phần thứ ba được mệnh danh là Trường Phái Tam Không.
Không Thấy–Không Nghe–Không Nói.
Thế hệ đàn em sinh
vào thập niên 50–60 tiếp nối thay thế
[hệ] đàn anh trong bối
cảnh tranh tối tranh sáng nửa nạc nửa mỡ, người Mỹ gốc Mít,
nửa quốc gia nửa Cộng sản ngay tại hiện trường trên đất Mỹ
này. Gian dối, lọc lừa, lường gạt 36 kiểu khiến cho những ai
đang cầm lái con thuyền cộng đồng, hội đoàn đều bị chệch
hướng đi, cuối cùng cam chịu đi vào ngõ cụt.
Chuyến
thăm Việt Nam của Barack Obama 2016 là một chuyến đi lịch
sử, đánh dấu hai thập niên bình thường hóa quan hệ Việt
Nam–Hoa Kỳ. Chiếc máy bay Air Force One hạ cánh xuống phi
trường Nội Bài vào đêm Chủ Nhật 22/5/2016, bắt đầu chuyến
thăm kéo dài ba ngày của Cựu Tổng thống Barack Obama. Obama
là vị tổng thống đương nhiệm thứ ba của Hoa Kỳ, sau Bill
Clinton (2000) và George W. Bush (2006), tới thăm Việt Nam
kể từ thời điểm chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975 đến
nay. Những chuyến viếng thăm này mang một ý nghĩa “một
lần nữa, Mỹ đã giết chết tinh thần đấu tranh chống Cộng sản
giành lại tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam, mở đầu trang
sử phân hóa chia rẽ tập thể lưu vong hải ngoại, bọn ăn cơm
quốc gia thờ ma Cộng sản công khai lên ngôi, như thằng lột
da Hoàng Duy Khùng, thằng chệt Hoàng Khều.”
Thập Niên 2015
Thập Niên 2015 là
Thập Niên: “Chống
Cái Ác Chứ Không Chống Cộng sản”
Thế hệ được gọi là “Thế Hệ Hậu Duệ”, sinh vào thập niên
70–80, bảo họ nhìn lại 50 năm về trước thì họ nhìn được cái
gì? Bởi năm cha hai mươi thì con mới sinh ra đời. Hồ Chí
Minh có một câu nói rất chí lý “Muốn nhuộm đỏ một tờ giấy
thì phải là một tờ giấy trắng, không thể nào nhuộm đỏ được
một tờ giấy xanh...”. Đó là lý do tại sao một Hậu Duệ của
Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà lại nghênh ngang tỉnh queo tuyên
bố “chúng ta chống cái ác chứ chúng ta không chống Cộng
sản”.
Buồn cười thay lại có những bậc cha chú lại
công kênh lên vai rồi tiên sư cha tiên sư bố rằng thì là
“Nhờ sự nhận định sáng suốt của các Cháu (Hậu Duệ), đã giúp
cho các Bác Các Chú tìm được con đường đấu tranh đứng đắn
hơn...” (SIC) Ấu trĩ thờ ơ như thế đó thì đành bótay.com!
Thập Niên 2015 là thập niên tôi bước vào tuổi 70, 30
chinh chiến, 40 năm lưu vong. Ngày cuối tuần đến các trung
tâm thương mại của người Việt Nam làm chủ nhưng vốn liếng là
của Ba Tàu, hầu hết là Tàu Hồng Kông, lang thang từ bắc
xuống nam, từ tây sang đông tìm một người quen đỏ con mắt.
Ông đi qua bà đi lại, già đi xuống trẻ đi lên với những
giọng nói sang sảng lạ quắc lạ quơ mang máng như tiếng Nùng
Dao Tày Mường Thái H'Mông... tưởng như người đến từ Lai
Châu, Lào Cai, Điện Biên. Những buổi tiệc cuối tuần tại gia
chè chén cùng bè bạn cũng dần thưa thớt đi, thay vào đó là
những ngày giờ ngồi một mình, tự tâm nhìn lại chính mình và
ngoảnh nhìn lại cuộc đời mình như giấc mộng, được mất thành
bại bỗng hóa không.
Hình như tư duy Chống Cộng, Giải
Phóng Quê Hương, Mơ Một Ngày Về của người Việt Nam Tỵ Nạn
Cộng sản chân chính nay đã xoay chiều đổi gió... Tư Duy
Chống Nhau.
Người viết sinh năm 1945, năm nay 2025
vừa tròn tuổi 80! Thế hệ 40 là thế hệ bất phùng thời. Mở mắt
chào đời là thấy bom đạn khói lửa ngút ngàn chiến tranh
(Nhật Bản Chiếm Đông Dương 1945) trên khắp nẻo quê hương.
Tuổi thiếu niên sống và lớn lên trong vòng tay giáo dưỡng
của cha mẹ. Tuổi thanh niên lăn lộn miệt mài với chiến
tranh. Tuổi trung niên, tù tội, lưu vong, công danh sự
nghiệp ba chìm bảy nổi chín cái long đong.
Thập niên
2015 là thập niên tôi ở vào lứa tuổi 70. Tự ngàn xưa, các Cụ
nhà ta thường lấy cái mốc 70 làm chuẩn cho tuổi đời “Nhân
Sinh Thất Thập Cổ Lai Hy”, nghĩa là hiếm ai sống được 70
tuổi. Kinh thánh cũng cùng một quan điểm khi nói “Tính tuổi
thọ con người chỉ trong ngoài bảy mươi, tám mươi là trường
hợp ngoại lệ...”
Nay tôi đã già, già thật rồi, không
còn hung hăng sôi sục lãng xẹt như hồi còn trẻ... nhưng
“ngộ” ra những điều hay ho kỳ thú về lẽ đời. Về già, không
còn nét cười của trẻ thơ và vẻ đẹp hồn nhiên như tuổi thanh
xuân, nhưng chỉ khi về già ta mới hiểu rằng, đời người cho
dù thành công hay thất bại, vui sướng hay khổ đau, thịnh hay
suy, vinh hay nhục, tất cả như dòng suối tự nhiên, đến từ
đâu sẽ chảy về đó. Trăm sông cũng đổ về biển. Chỉ đến khi về
già người ta mới hiểu rằng trên đời không có trắng đen rõ
ràng, giữa đen và trắng có màu trung gian, cho nên đôi lúc
cũng cảm thấy thất vọng, phiền muộn, xót xa, chua cay, chán
ngán khi thấy, khi nghe những loại chó nhảy bàn độc, rồi tự
may áo mũ hoàng bào mặc vào rồi tự tung hô mình là Tổng Hội
Trưởng một hội chỉ năm ba mống, Hội Trưởng một hội chỉ có 3
người, gồm có hội trưởng, hội phó, và thủ quỷ. (quỷ dấu
hỏi)!
Thập niên 2015 là một thập niên đánh dấu sự
phân liệt tan rã của các hội đoàn quân đội hải ngoại sau bao
nhiêu năm gắn bó keo sơn trong sinh hoạt chung với Cộng Đồng
Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản. Tổng Hội của các quân trường,
tổng hội của liên quân binh chủng Hải Lục Không Quân, tổng
hội Cảnh Sát Quốc Gia chia hai xẻ ba, bên này chụp mũ bên
kia, bên kia moi móc đời tư bên nọ, rồi chửi bới nhau với
những ngôn từ thầy cũng chạy, Chúa Phật cũng hết ý kiến.
CHÁN!!!
Thập Niên 2025 bắt đầu với những biến động
sôi sục khắp thế giới, với những dấu hiệu lạc quan khi
Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc.
Thập Niên 2025 tràn
trề hy vọng từng bước từng bước một, thế giới sẽ dần đi vào
một trật tự mới, một trật tự mang tính Nhân Bản–Nhân Chủ,
Cứu Loài Người Yếu để cùng nhau “Vũ Trụ Hoà”, tràn trề hy
vọng thế giới thay đổi, Việt Nam cũng thay đổi, Việt Nam
thay đổi thì “Mộng Gia Hồi” sẽ đến gần hơn.
Đêm
qua “Mộng” lại thật gần
Đừng lay tôi nhé hồng trần mong
manh.
Nhưng:
Ngoảnh lại cuộc đời như
giấc mộng
Được mất thành bại hóa như không
Cho nên:
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ cây
hoa lá xuân qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.
Houston 5/1/2025
Út Bạch Lan E22
thiên sứ micae – thánh bổn mạng sđnd qlvnch
|
hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
nguồn: internet eMail by vũ văn chương chuyển
Đăng ngày Thứ Ba, April 29, 2025
tkd. Khoá 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH