Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Truyện
cổ tích VN
Chủ đề:
cây nêu ngày tết nguyên đán
Tác giả:
Thế giới văn học
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Ngày
xưa, Quỷ làm chủ cả trái đất, người ta phải ở nhờ đất của Quỷ.
Người ta phải đến xin làm ruộng cho Quỷ. Còn Quỷ vốn tham lam nên
thường đặt ra những luật lệ khắt khe, ác nghiệt.
Năm ấy, lúa do người ta trồng rất tốt.
Quỷ muốn chiếm hết thóc nên ra lệnh: Quỷ ăn ngọn, cho con người
ăn gốc. Thế là con người làm lụng quần quật cả năm mà đến mùa chỉ
được gốc rạ.
Con người đói khổ quá, khấn Bụt, Bụt hiện lên bảo:
– Sang năm, con hãy trồng khoai.
Người hiểu ý Bụt, làm theo. Đến mùa,
Người cắt ngọn khoai nộp cho Quỷ, còn bao nhiêu củ Người bới lên
ăn cả. Quỷ tức lắm, lại ra lệnh: Quỷ ăn cả ngọn lẫn gốc. Người
lại khấn Bụt lên, và Bụt dặn:
– Con hãy trồng ngô.
Đến mùa ấy, Người cứ ung dung đem nộp
ngọn và gốc cho Quỷ, còn bao nhiêu bắp ngô Người hưởng hết.
Quỷ hai lần mắc mưu, căm giận lắm, bèn
đòi ruộng đất về, không cho Người trồng nữa. Người lại khấn Bụt
và Bụt dặn:
–
Con hãy tậu lấy một miếng đất đủ trồng một cây tre. Nhưng phải
nhớ giao hẹn với Quỷ: bóng tre ngả đến đâu thì đất ấy thuộc về
con.
Người
nghe lời Bụt dặn, đến nhà Quỷ mua đất và trả giá rất cao. Người
đem tre trồng trên miếng đất mới tậu. Bụt lại cho chiếc áo để vắt
trên ngọn tre. Bóng tre lan đến đâu là đất của Người tới đó.
Người cứ theo bóng tre mà làm ăn, lấn dần đất của Quỷ. Cuối cùng
Người đuổi được Quỷ ra tận ngoài biển.
Từ đấy, đời sống của Người ấm no hẳn
lên. Quỷ tiếc của, cứ đòi vào cướp lại đất đã bán cho Người.
Người khấn Bụt, Bụt hiện lên bảo:
– Con cứ lấy cung mà bắn, lấy vôi bột
mà rắc, giã tỏi trộn nước mà phun, lấy lá dứa có gai nhọn mà
vụt, thì Quỷ có hung hăng đến mấy cũng phải bỏ chạy.
Người làm theo. Quả nhiên Quỷ và thú dữ
chạy tan tác, Quỷ xin mỗi năm được vào thăm mộ tổ tiên vài
ngày...
Do đó
mà dân ta có tục lệ trồng cây nêu ngày Tết. Cây nêu là cây tre
cắm giữa sân hoặc cổng. Trên ngọn cây nêu có treo chuông khánh
leng keng nhắc Quỷ đây là đất của Người.
Câu chuyện “Sự tích cây nêu ngày Tết”
Truyện cổ tích Việt Nam
Cây nêu
là cây gì?
Cây
nêu là một cây tre cao, được cắm trước nhà trong những ngày Tết
Nguyên đán theo phong tục của người Việt Nam. Bên trên cây nêu
treo nhiều vật trang trí có tính chất biểu tượng như trầu cau,
bùa chú, v.v. nhằm mục đích xua đuổi ma quỷ, tà ác.
Dựng cây nêu ngày Tết được xem là một
phong tục đẹp trong nét văn hóa của người Việt Nam. Thời gian bắt
đầu dựng cây nêu tùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng miền hay mỗi
dân tộc. Thông thường, vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm,
mọi người sẽ bắt tay vào dựng cây nêu. Đây cũng chính là thời
điểm ông Công–ông Táo về bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc các
thành viên trong gia đình đã làm trong năm qua. Người ta gọi ngày
dựng cây nêu là ngày lên nêu.
Theo quan niệm dân gian, từ 23 tháng
Chạp đến đêm giao thừa, ma quỷ sẽ nhân dịp các vị Táo quân vắng
mặt để quấy nhiễu, hù dọa người dân. Do đó, dựng cây nêu lên sẽ
có tác dụng xua đuổi tà ma.
Cách làm cây nêu
Không phải ai cũng biết làm cây nêu
ngày Tết như thế nào cho đúng với phong tục dân gian. Mỗi địa
phương trên đất nước Việt Nam có cách làm cây nêu ngày Tết khác
nhau; nhưng theo quan niệm dân gian, phổ biến nhất vẫn là sử dụng
thân cây tre để làm. Tre có chiều cao khoảng 5–6m ~ 19.69ft/bộ,
thường là những cây tre già, thẳng, to, và có ngọn. Trên thân
cây có buộc rơm xung quanh tạo thành các búi, mỗi búi rơm cách
nhau khoảng 30cm ~ 11.81 inches, trên các búi rơm đấy có cắm các
que tre nhỏ để trang trí và treo các vật biểu tượng mang tính tâm
linh như: bùa chú, chuông, khánh, cờ, đèn lồng... (tùy theo
vùng/miền).
Ngày nay, phong tục dựng cây nêu ngày Tết vẫn được duy trì, nhưng
có phần phai nhạt trong văn hóa của người Việt. Vào những ngày
giáp Tết, dọc theo các con đường làng ngõ xóm bây giờ hầu hết là
những cây nêu điện tử được làm từ những trụ sắt thép với hệ thống
đèn led nhấp nháy rất hiện đại và nổi bật trong đêm.
Những cây
nêu ấy ngày càng trở nên phổ biến và được trang trí rất đẹp mắt,
nhưng thật ra chúng vô tình làm mất đi tính chất, mục đích, và ý
nghĩa của việc dựng cây nêu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Ý nghĩa cây nêu
Ý nghĩa của việc dựng cây nêu ngày Tết
là gì chắc hẳn ít nhiều ai trong chúng ta cũng biết. Ngoài tác
dụng chính là xua đuổi tà ma, quỷ dữ bảo vệ người dân đem đến sự
bình yên và khẳng định giao ước làm chủ đất đai của con người đối
với loài quỷ như câu chuyện “Sự tích cây nêu ngày Tết” đã đề cập
ở bên trên, làm cây nêu ngày Tết còn là biểu tượng của sự đấu
tranh giữa thiện và ác, giữa thiên thần và quỷ dữ nhằm bảo vệ
cuộc sống bình yên cho con người.
Ngày xưa, cây nêu là biểu tượng cho sự
uy quyền, nhà nào có quyền thế nhất là nhà đó có cây nêu cao
nhất. Một số nơi còn treo đèn lồng trên cây vào buổi tối để ông
bà tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết cùng con cháu. Ngoài ra, vào
đêm giao thừa, người Việt xưa kia còn đốt pháo ở cây nêu để chào
mừng năm mới và cầu mong những điều may mắn sẽ đến.
Cây nêu được hạ vào thời điểm nào?
Người Việt Nam xưa thường dựng cây nêu
ngày Tết trong khoảng 15 ngày, chính vì vậy cây nêu ngày Tết
thường được các gia đình hạ vào thời điểm là ngày mùng 7 Tết.
Ngày hạ cây nêu theo dân gian gọi là ngày khai hạ.
Trước khi hạ nêu cần tránh động thổ để
cho đất được phì nhiêu, hội tụ sinh khí, và sau khi hạ nêu, người
dân có thể bước vào những lễ hội mới với các hoạt động liên quan
đến sản xuất nông nghiệp.
nguồn:
thế giới văn học
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by tkd sưu tầm
Đăng ngày Thứ Tư, January 1, 2025
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang